K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2018

a)người cha

b)mặt trời trong lăng

c) bến, thuyền

23 tháng 3 2018

a) Chỉ bác Hồ

b) chỉ bác hồ

c) chỉ người phụ nữ chờ chồng

12 tháng 3 2019

a, Người cha

Chỉ Bác

b, Mặt trời: trong câu mặt trời trong lăng rất đỏ

Chỉ

12 tháng 3 2019

Câu b là chỉ Bác

Làm cho câu b nhé !!

Các biện pháp tu từ chủ yếu trong khổ thơ trên:
- Ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ".
- Nhân hóa "thấy".

Phân tích:Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt đất – duy trì sự sống cho muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ – Người đốt ngọn đuốc giữa đêm trường thực dân phong kiến, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc đứng lên thực hiện cuộc cách mạng giải phóng rung trời chuyển đất, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Bác Hồ mãi mãi là vầng mặt trời soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

14 tháng 3 2018

Trước hết, cần xác định đúng phép ẩn dụ trong từng câu. Sau đó, suy nghĩ, liên tưởng để hiểu được “cái được so sánh” ẩn đi trong từng trường hợp. Tiếp đến, đặt hình ảnh dùng để so sánh bên cạnh hình ảnh được so sánh để xác định mối quan hệ tương đồng giữa chúng. – Các hình ảnh ẩn dụ: + ăn quả, kẻ trồng cây; + mực – đen , đèn – sáng; + thuyền, bến; + Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ). – Các hình ảnh trên tương đồng với những gì? + ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất); + mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất); + thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của “người ở” đối với “kẻ đi” (tương đồng về phẩm chất); + Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).

 

14 tháng 3 2018

a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Ăn quả: Thừa hưởng thành quả của tiền nhân.

- Kẻ trồng cây: Người đi trước, người làm ra thành quả.

Quả tương đồng với thành quả.

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

- Mực: Đen, khó tây rửa :=> Tương đồng với hoàn cảnh xấu, người xấu.

- Rạng: Sáng sủa => Tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.

c. Mặt trời đi qua trên lăng

Ẩn dụ: Mặt trời => Chi phong cách đạo đức cách mạng của Bác Hồ.

20 tháng 3 2018

a) ẩn dụ là ăn quả chỉ người làm hưởng thụ thành quả, trồng cây chỉ người làm ra thành quả

b) ẩn dụ là đen chỉ cái xấu , sáng chỉ cái tốt 

c) ẩn dụ là thuyền chỉ người ra đi, bến chỉ người ở lại

d)mặt trời chỉ BÁC HỒ

19 tháng 3 2018

Help me

a. ẩn dụ phẩm chất

b.ẩn du chuyển đổi cảm giác

c.ẩn dụ phẩm chất

d.ẩn dụ cách thức

  ~Chúc bn học tốt~

1 tháng 6 2018

a, Ẩn dụ hình thức: Mặt trời -> chỉ Bác Hồ

b, Ẩn dụ hình thức: 

+, Mặt trời chân lý -> chỉ ánh sáng Đảng, lý tưởng cách mạng

+, Vườn hoa lá -> tâm hồn mở rộng khi đón nhận lý tưởng cách mạng

c,Ẩn dụ phẩm chất:

+, Thuyền-> chỉ người đi xa ( người đàn ông )

+, Bến -> chỉ người ở lại ( người phụ nữ )

d, Ẩn dụ cách thức:

+, Ăn quả: sự hưởng thụ thành quả

+, Kẻ trồng cây: người tạo ra thành quả

                                        ~~~~Hok tốt~~~~

15 tháng 9 2019

lần sau ,mong bạn đợi 5 fút trc khi đọc câu hỏi của mik 

15 tháng 9 2019

a,hoán dụ

b,ẩn dụ

c,nhân hóa

7 tháng 11 2017
Dàn ý

- Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “mặt trời”. Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.

- Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.

- Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.

- Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời:

   Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.

   Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

      (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

Xác định phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ  trong các câu sau. Nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được dùng. a.     Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng                                       Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ                                                          (Viếng lăng Bác - Viễn Phương)   b. Dòng sông lặng ngắt như tờ        Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng...
Đọc tiếp

Xác định phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ  trong các câu sau. Nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được dùng.

 

a.     Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                                       Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

                                                          (Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

   b. Dòng sông lặng ngắt như tờ

        Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.

                                             (Đi thuyền trên sông Đáy- Bác Hồ)

                                            c. Giấy đỏ buồn không thắm

       Mực đọng trong nghiên sầu.

                                     (Ông đồ- Vũ Đình Liên.)    

 d. Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

       Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa

    Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

                                            Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

                                                (Chợ tết-Đoàn Văn Cừ)

1

a)  Ẩn dụ : mặt trời trong lăng rất đỏ

Hình ảnh Mặt trời trong câu thơ thứ hai là một câu ẩn dụ.Tác giả đã dùng từ Mặt trời để chỉ Bác Hồ-vị lãnh tụ của dân tộc.Người soi sáng dẫn đường chỉ đổi cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nè lệ tối tăm đi tới tương lai độc lập ,tự do,hạnh phúc.với nghệ thuật ẩn dụ trên đã thể hiện được lòng kính yêu,sự biết ơn,niềm tự hào của nhà thờ.

b)  So sánh "dòng sông lặng ngắt" với (lặng) "như tờ"

Phép so sánh : "lặng ngắt như tờ " làm nổi bật được không gian êm đềm tĩnh lặng, im ắng của một vùng sông nước vào khuya (Bác Hồ sáng tác bài thơ này khi đang "Đi thuyền trên sông Đáy") đầy trữ tình, lãng mạn và sinh động với cảnh "sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo"

c) Nhân hóa : nghiên sầu

Sử dụng phép nhân hóa "nghiên sầu" dùng để diễn tả cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương nỗi buồn tủi của ông đồ như lan sang cả những vật vô tri vô giác

d) 

So sánh: Sương trắng so sánh với giọt sữa. Hiệu quả:

+ Tạo sự sinh động cho hình ảnh.

+ Nhấn mạnh dáng vẻ, sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết… của giọt sương ban mai.

- Nhân hóa: : Tia nắng “nháy” , “ núi uốn mình” , trong chiếc “ áo the xanh”, “ đồi thoa son” –“nằm”: Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang trang điểm, làm duyên, làm dáng muốn hoà vào dòng người đi chợ tết. 

- Ẩn dụ: “chiếc áo the xanh”: ngầm thể hiện sắc màu của cỏ cây hoa lá mọc trên núi, gợi sức sống tràn trề của mùa xuân.

=> Các biện pháp nghệ thuật đã tạo nên bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ đầy sức sống của thiên nhiên, gợi được cả cái náo nức, vui vẻ của thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp. Đoạn thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ…